Tin tức

Vì sao trà và bánh trung thu thưởng thức cùng nhau thì mới ngon?

 

banh trung thu


Một chuyên gia ẩm thực đã nói: “Trà ướp hương hoa nhài, hương sen tỏa hơi giữa một tối trăng tròn đã làm thăng hoa thêm những chiếc bánh tròn trịa. Trong cái dịu dàng thanh khiết của trà lại có sự phức tạp, cầu kỳ của bánh.
Vì sao trà và bánh trung thu thưởng thức cùng nhau thì mới ngon?
Tết Trung thu theo phong tục người Việt là thời điểm gia đình sum họp, là thời gian khi bạn bè và gia đình có những phút quây quần bên nhau. Và đã tự bao giờ, cỗ bàn Trung thu không thể thiếu những chiếc bánh dẻo, bánh nướng như một nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Vì sao trà và bánh trung thu thưởng thức cùng nhau thì mới ngon? 

trà


Vượt qua mọi giới hạn của ẩm thực, chẳng phải tự nhiên mà trà lại là thức uống được “chọn mặt gửi vàng” để thưởng thức cùng bánh Trung thu. Lý do đơn giản nhất là sau khi ăn miếng bánh ngọt ngào, người ta dường như chưa thỏa mãn được vị giác. Nhấp ngụm trà, vị ngọt dịu của bánh sẽ đọng lại lâu hơn trên đầu lưỡi, thành vị thơm ngọt kéo dài. Thói quen ăn bánh Trung thu phải có chén trà đã thành một nét văn hóa của người Việt Nam.
Việc tìm kiếm vị trà phù hợp với bánh để cho người tiêu dùng được tận hưởng vị bánh ngon nhất suy cho cùng là một nỗ lực cực kỳ lớn của doanh nghiệp sản xuất bánh bởi, trà không phải mảng chuyên ngành của họ.
“Mấy chục năm nay, năm nào tôi cũng dành thời gian sum vầy bên gia đình vào ngày Tết Trung thu. Gia đình tôi coi trọng ngày Tết Trung thu không kém gì tết truyền thống cả. Thường thì, vợ tôi sẽ chọn mua các vị bánh mà các thành viên trong gia đình thích còn tôi sẽ chọn các vị trà nhâm nhi khi dùng bánh”, ông Đoàn Hùng Sơn, Giám đốc nghiên cứu phát triển của Vinatea (Tổng công ty chè Việt Nam - một đơn vị thành viên của GTNfoods) chia sẻ. Không chỉ là vị lãnh đạo lâu năm của Vinatea, ông Sơn còn là người gắn bó với nghề sản xuất trà và cũng là người biết “thưởng” trà. Đối với trà, ông có những bí quyết lựa chọn rất riêng.
Ông chia sẻ: “Nếu ăn bánh trung thu có vị đậm của hạt sen và trứng muối thì loại trà có hương vị ngọt đậm (như trà Hoa Cúc Mật) sẽ là lựa chọn số 1. Còn với vị bánh thập cẩm có vị mặn đậm đà, thì trà Thái Nguyên và trà OOLong với vị ngọt thanh sẽ giúp cân bằng vị đậm đà của miếng bánh vừa tan trong miệng".
Như thế có phải quá cầu kỳ khi mà một gói bánh có nhiều vị khác nhau và mỗi người lại thích một vị?
Trước đây thì việc lựa chọn trà đơn giản hơn nhiều và thường “quấy quá cho xong”. Bây giờ, với các công nghệ sản xuất mới thì bạn hoàn toàn có thể làm điều đó dễ dàng. Như tôi, dựa vào vị bánh, tôi sẽ chọn các vị trà trong từng hộp trà được nhà sản xuất đóng gói sẵn. Đến ngày phá cỗ, gia đình tôi chỉ việc chuẩn bị phích nước nóng và ai thích loại bánh nào có thể dùng gói trà nhúng hương vị phù hợp. Không cần phải quá cầu kỳ hết ấm om trà nọ đến ấm kia mà vẫn thơm ngon tròn vị.
Phù hợp là vậy, vì sao đến bây giờ Vinatea vẫn chưa có cái bắt tay nào với các doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu để nhiều người được tận hưởng mùa trung thu trọn vẹn hơn?
Chúng tôi đã và sẽ có những kế hoạch hợp tác với quy mô lớn để đưa tinh túy của trà và bánh đến với người tiêu dùng, không chỉ đơn thuần trong dịp Lễ Trung thu. Có thể dịp tết năm nay người tiêu dùng sẽ tìm thấy những bất ngờ tinh tế khi mua bánh.
Bắt đầu từ năm 2018 và đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã thay đổi mạnh mẽ và toàn diện bộ nhận diện thương hiệu Vinatea đồng thời liên tục ra mắt hàng loạt vị trà khác nhau như: trà OOLong Thượng hạng, Bạch trà Trăm năm, Bạch trà nén, trà Hoa Cúc Mật…